Tổ chức Nhà_nước_Cộng_hòa_xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam

Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:

Dưới đây là Sơ đồ tổ chức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016:

Quốc hội

Bài chi tiết: Quốc hội Việt Nam

Quốc hội Việt Nam theo mô hình đơn viện và là cơ quan hành chính quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội Việt Nam có 3 nhiệm vụ chính:

  1. Lập hiến, Lập pháp
  2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
  3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước, có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay, Quốc hội có 500 đại biểu.

Đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội do các đại biểu bầu ra.

Chính phủ

Bài chi tiết: Chính phủ Việt Nam

Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội.Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội và Chủ tịch nước. Chính phủ phải chấp hành:

  1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
  2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Chính phủ Việt Nam được thành lập trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa và có nhiệm kỳ là 5 năm.

Đứng đầu Chính phủ Việt Nam là Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn. Các Phó thủ tướng do Thủ tướng chỉ định. Các thành viên Chính phủ do Chủ tịch nước chỉ định theo đề xuất của Thủ tướng và được Quốc hội phê chuẩn.

Tòa án nhân dân tối cao

Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam là cơ quan xét xử nhà nước cao nhất và có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  1. Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án
  2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó
  3. Trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật

Đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tối caocơ quan kiểm sát và công tố nhà nước cao nhất.

Viện kiểm sát có thẩm quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp:

  1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo Hiến pháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_nước_Cộng_hòa_xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cai-cach-hanh... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/kho-khac-phuc... http://dantri.com.vn/ban-doc/vi-sao-bo-may-quan-ly... http://vec-om.com.vn/thong-tin/nhin-lai-20-nam-thu... http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/ngu... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZRZj6JA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLjqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTLkqIw... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTZcqJA... http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTbjqJA...